Theo phản ánh của ông Minh, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình có quy định, khi hoạt động khảo sát xây dựng, tổ chức phải có “chứng chỉ năng lực tổ chức khảo sát xây dựng” do Bộ Xây dựng hoặc Sở Xây dựng cấp tùy theo phân hạng.
Nghị định số 45/2015/NĐ-CP ngày 6/5/2015 của Chính phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ cũng có nội dung, các tổ chức khi hoạt động dịch vụ đo đạc và bản đồ phải có giấy phép do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp. Cụ thể, theo quy định tại Nghị định này là Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.
Như vậy, hoạt động “khảo sát địa hình, đo đạc công trình” phải có đến 2 giấy phép hoạt động (do Bộ Xây dựng hoặc Sở Xây dựng cấp và do Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam cấp), mỗi giấy phép có yêu cầu, điều kiện khác nhau.
Trong thực tế, đã có chủ đầu tư yêu cầu trong hoạt động khảo sát địa hình công trình vừa phải có giấy phép hoạt động đo đạc vừa phải có giấy phép hoạt động khảo sát. Ông Minh cho rằng, việc quy định chồng chéo giữa hai Nghị định trên gây nhiều khó khăn cho hoạt động trên thực tiễn.
Ông Minh hỏi, vậy hoạt động khảo sát địa hình, đo đạc công trình của tổ chức có bắt buộc phải có cả 2 loại giấy phép nêu trên không? Nếu chỉ cần 1 thì cần loại giấy phép nào?
Về vấn đề này, Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời như sau:
Dịch vụ đo đạc và bản đồ thuộc danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư.
Tại danh mục các hoạt động dịch vụ đo đạc và bản đồ phải có giấy phép quy định tại Điều 10 Nghị định số 45/2015/NĐ-CP ngày 6/5/2015 của Chính phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ, có bao gồm nội dung“Khảo sát địa hình; đo đạc công trình”.
Việc có sự trùng lặp về nội dung khảo sát địa hình giữa các quy định về chứng chỉ năng lực của tổ chức khảo sát xây dựng tại Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng với quy định về cấp phép hoạt động tại Nghị định số 45/2015/NĐ-CP thực tế phần nào gây khó khăn trong thi hành pháp luật.
Tuy nhiên, khảo sát địa hình; đo đạc công trình là một trong các nội dung hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của nhiều Bộ như: Xây dựng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương… Vì vậy, để thống nhất quản lý Nhà nước lĩnh vực đo đạc và bản đồ, các vấn đề liên quan đến nội dung hoạt động này cần được quy định thống nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đo đạc và bản đồ.
Để giải quyết tồn tại nêu trên, trong quá trình xây dựng dự thảo Luật Đo đạc và bản đồ, dự kiến trình Quốc hội khóa XIV vào năm 2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp Bộ Xây dựng trong việc dự thảo các quy định về điều kiện hoạt động dịch vụ đo đạc và bản đồ, bảo đảm phù hợp với thực tiễn và không chồng chéo.
Công ty Chúng tôi là một đơn vị chuyên thực hiện những loại hình dịch vụ sau:ĐO ĐẠC PHÚC THÀNH Ứng dụng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý phục vụ chuyển đổi số quốc gia, phát triển nền kinh tế số, xã hội số
TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG Diện tích đất đai Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2019
Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho người mua nhà ở xã hội được quy định thế nào?
(SGGP).- Ngày 12-11, tại buổi tọa đàm “Tổng hợp thông tin và đánh giá việc thực hiện các giải pháp ứng phó ngập nước trên địa bàn TPHCM”,